Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Ai làm con khổ?


Thành công của mỗi chúng ta luôn có sự nuôi nấng, dạy dỗ và là chỗ dựa tinh thần của con cái từ người mẹ suốt đời huy sinh, không nghĩ đến bản thân mình, chỉ muốn dành trọn tình yêu thương cho những đứa con, ở nơi đó luôn tràn ngập tiếng cười và sự ấm áp, chở che.  Từ nhỏ, tôi luôn cảm nhận tình thương và sung sướng được sống trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc như vậy. Bố Mẹ luôn thương yêu và dành những gì tốt đẹp nhất cho chúng tôi. Trong gia đình mọi người sống rất tình cảm, đùm bọc, yêu thương nhau, dù bây giờ hai anh em tôi đều có gia đình, nhưng gia đình tôi vẫn giữ được nếp sinh hoạt xưa, tuy rằng không đều, thường ngày nghỉ rảnh rỗi, gia đình hai anh em chúng tôi lai đưa các cháu về thăm ông bà.  Nhớ lại trước đây khi chúng tôi còn nhỏ, vào ngày nghỉ thường tổ chức những bữa ăn “tươi” nhờ sự đảm đang và khéo chi tiêu nội trợ của mẹ, mặc dù với đồng lương ít ỏi của một nhà giáo. Những bữa “ăn tươi” ấy đã tạo cho anh em chúng tôi gắn bó cùng gia đình trong tình yêu thương vô bờ bến, để cố gắng học tập thật tốt, không phụ tấm lòng của cha mẹ. Lớn lên chúng tôi hiểu được rằng những bữa cơm đầm ấm ấy đã gắn kết bền chặt mỗi thành viên trong gia đình, ai cũng tự nhủ sống sao cho đúng với lương tâm, trách nhiệm của mình vì cái tổ ấm này. Đấy cũng là sự huy sinh rất lớn lao của Mẹ tôi đối với chồng con. Những bữa ăn đó tôi cảm nhận rõ tấm lòng của Mẹ không chỉ cho chúng tôi được ăn ngon, mà thật sự cảm động được nhìn thấy ánh mắt tràn đầy hạnh phúc, yêu thương của Mẹ dành cho bố con tôi...
Cuộc đời không ai giống ai, nó như bức tranh muôn màu sắc,  được phác họa nên những đường cong không trùng lặp. Ngẫm cuộc đời mình lại càng thấy trân trọng những gì Mẹ tôi đã dành cho những người con của Mẹ và đồng cảm, chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh của người khác, vì điều kiện hoàn cảng nào đó? do khách quan mang đến. Hiện nay, tôi là người mẹ của hai con nhỏ, lại càng thấy đồng cảm và muốn chia sẻ nhiều  hơn với những đúa trẻ chỉ vì bố mẹ sống thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình, không dành hết tình thương cho con cái, sự đố kị và ích kỷ của chính người mẹ đã vô tình cướp đi cuộc sống đầm ấm, yêu thương, sự che chở cho con cái, không thành tấm gương sống để cho con trẻ noi theo. Hôm rồi tôi tình cờ đọc bài viết của tác giả Phượng Vũ (Danlambao) “Nỗi buồn của Nấm...”. Tôi thực sự muốn chia sẻ với Nấm con và đồng cảm với tác giả về điều đó, nhưng không đồng tình trong nhận định và đánh giá của tác giả cho rằng “chẳng biết trên đời này có còn sự hiện diện của công lý nữa hay không? Một người mẹ trẻ chỉ vì đấu tranh cho lẽ phải, cho công lý mà bị bắt giam vô cớ, bị tách khỏi 2 đứa con bé bỏng đang rất cần vòng tay của mẹ... rồi bị đưa ra tòa với 1 cái án quá nặng nề (10 năm tù)”. Đấu tranh cho lẽ phải ư, là một công dân thực sự vì yêu nước và sống có trách nhiệm với dân tộc, hơn thế sống có trách nhiệm với con cái thì không bao giờ Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) lại làm những điều thiếu trách nhiệm và thất đức đến như vậy. Phải chăng Quỳnh chỉ nghĩ đến bản thân mình, vì cái tôi quá lớn mà đánh đổ tất cả không thương tiếc, kể cả tước đoạt quyền được làm người mẹ để nuôi dạy con cái. Ấy vậy mà Phượng vũ còn lớn tiếng bênh vực Quỳnh cho là ả đúng, việc làm của Quỳnh vi phạm pháp luật đã quá rõ ràng, pháp luật công minh không trừ một ai, liệu hành động ấy của Quỳnh, con trẻ học được gì?, thương cảm và chia sẻ với những đứa trẻ con Quỳnh là đúng, nhưng cũng không vì thế mà bênh vực việc làm sai trái của Quỳnh đối với dân tộc... để rồi còn lớn tiếng cho rằng “Ôi! thì ra con là đứa bé gái tội nghiệp đã bị người ta cướp đi người mẹ ra khỏi vòng tay thương yêu của con, để con bị bơ vơ buồn khổ bấy lâu. Tội nghiệp con quá!” Ai cướp cơ chớ, chính Quỳnh đã cướp đi suộc sống trẻ thơ của con mình, những đứa trẻ ấy có tội tình gì đâu, sự trong trắng, vô tư không còn nữa, bởi chính Quỳnh đã mạc nhiên chà đạp không thương tiếc từ những hành động ích kỷ của riêng mình. Trong những ngày tháng bóc lịnh của trại giam, người Mẹ ấy không thể trách ai, mà chính phải nghiêm túc nhìn nhận những hành động không đúng đắn của mình để cải tà, quy chính cho thật tốt, sớm  trở về làm mẹ đúng nghĩa với con mình. Nên chăng đấy mới là ý nghĩa cuộc sống đích thực của một người mẹ đã lầm lỡ biết quy đầu lại với những đứa con của chính mình. Những người mẹ như chúng tôi đều mong điều đó, bởi truyền thống của dân tộc ta luôn giang tay che chở đối với những con người lầm lỗi, biết sửa sai. Tôi chợt nhớ đến câu ngạn ngữ của người xưa “đánh kẻ chạy đi, chứ không đánh người chạy lại”. Vậy nên đoạn kết của bài tác giả Phượng Vũ đã cố tình lợi dụng sợi giây yêu thương, gắn kết của người mẹ với con cái hòng ngụy biện bênh vực cho Quỳnh, theo cách suy nghĩ một chiều, như vô tình để than rằng  “Bởi bất cứ đứa con bé bỏng nào mà không đau lòng khi bị người ta giằng mẹ ra khỏi vòng tay thương yêu của mình. Tội nghiệp trái tim bé bỏng của con đã bị tổn thương quá sớm, vì ai? vì ai? mà con sớm mang nỗi đoạn trường này?”. Ai giằng đây, chính quỳnh đã tự tay ruồng bỏ những đứa con yêu thương của chính mình để đi con đường đối lập với dân tộc. Ai làm khổ con Quỳnh? Không ai khác chính là Quỳnh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét