Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Lý Quang Diệu: “ổn định xã hội trước, tự do dân chủ sau”



Singapore phát triển được như ngày nay thế giới ca ngợi và ngưỡng mộ là nhờ một phần quan điểm “độc trị”: “ổn định xã hội trước, tự do dân chủ sau” của ông Lý Quang Diệu.
Ồng Lý Quang Diệu từng tuyên bố : Sự mở rộng tự do cá nhân để đương sự được tùy nghi hành động gây thiệt hại cho trật tự xã hội. Ở Phương Đông, mục tiêu chính là có ổn định xã hội để từ đó con người mới hưởng thụ được tối đa sự tự do. Sự tự do này chỉ có thể có trong một quốc gia có trật tự chứ không thể tồn tại trong một quốc gia hoang sơ và hỗn loạn. (“The expansion of the right of the individual to behave or misbehave as he pleases has come at the expense of orderly society. In the East the main object is to have a well-ordered society so that everybody can have maximum enjoyment of his freedom. This freedom can only exist in an ordered state and not in a natural state of contention and anarchy”). 
Trong nước, Lý Quang Diệu tỏ ý lạnh nhạt đối với vấn đề tự do dân chủ bao nhiêu, thì trên diễn đàn quốc tế, ông Lý lại trình bày vấn đề tự do dân chủ giữa các quốc gia một cách hăng hái và rành rẽ bấy nhiêu. Theo ông Lý Quang Diệu, cộng đồng quốc tế cần triệt để tôn trọng quyền tự do dân chủ của các quốc gia thành viên thông qua hai chủ điểm: quyền tự quyết của các quốc gia và Trật tự quốc tế.
Về quyền tự quyết của các quốc gia, khi được hỏi về những suy nghĩ về hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ, ông Lý Quang Diệu trả lời hoàn toàn dứt khoát : Tôi có bổn phận phải nói rằng người ta không có quyền áp đặt hệ thống của họ một cách mù quáng vào những xã hội mà trong đó hệ thống vừa nói không hữu hiệu (“It is my business to tell people not to foist their system indiscriminately on societies in which it will not work”.
Suy nghĩ về hiện tình trật tự quốc tế, Lý Quang Diệu nhận định : “Tôi cho cách hay nhất cho tương lai là qua hệ thống Liên Hiệp Quốc. Nó đã có 48 năm kinh nghiệm. Tổ chức đó không hoàn hảo, nhưng đâu có giải pháp khác hơn. Chúng ta không chấp nhận một tổ hợp năm siêu cường thống trị cả nhân loại. Tổ chức này không có uy quyền hay sự chính thống” (“I think the best way forward is  through the United Nation. It already has 48 years of experience. It is imperfect but what is the alternative ? You can not have a consortium of five big powers lording it over the rest of mankind. They will not have the moral authority or legitimacy to do it”)
Như vậy, ông Lý Quang Diệu đã đặt trật tự thế giới trên nền tảng chính thống và chính đáng - có nghĩa là tất cả công việc liên quan đến điều hành hoạt động của thế giới cùng và mọi quyết định có liên quan đến tương lai của thế giới cần phải được sự đồng thuận bình đẳng của những quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu đã không hề đề cập tới tính chính thống và chính đáng mỗi khi nhắc đến mối quan hệ song phương giữa nhà cầm quyền và quần chúng trong vận hành công việc nội bộ của quốc gia ông. 
Trên thực tế quan hệ ngoại giao, ông Lý Quang Diệu cũng đã luôn đề cao nhà cầm quyền này “vững vàng”, nhà cầm quyền kia cần theo đuổi “mục tiêu chính là ổn định xã hội để từ đó con người mới hưởng thụ được tối đa sự tự do”. 
Và cũng từ thực tế xã hội Singapore, có thể thấy hiển nhiên một điều rằng ông Lý Quang Diệu đã chủ trương và thực hiện một cách triệt để quan điểm người ta có thể xây dựng tự do dân chủ một cách tuyệt hảo dành cho thế giới, nhưng đối với Singapore, tự do dân chủ vẫn phải đảm bảo đúng phương châm “ổn định xã hội trước, tự do dân chủ sau”!

Trương Thị

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét