Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Phiếm chuyện "Đa Đảng"

Chiều nay cafe với thằng bạn, hai thằng nói chuyện linh tinh một hồi thì đến mấy chuyện bất cập ở Việt Nam. Anh chàng intro bằng câu " tiền thuế của dân mà ..abc xyz ..." ( Quen thuộc ghê).
Nói một chút về gia cảnh anh bạn này , hắn là thợ sửa xe máy ở tiệm người ta , thợ cứng nghề nên lương hơn chục củ. Lâu lâu hắn nhận độ xe , dọn xe , mỗi quả bỏ túi vài triệu là thường. Tôi hỏi hắn " mày tính thử một năm trôi qua mày kiếm được bao nhiêu tiền , mày đóng bao nhiêu thuế. ?". Tất nhiên là hỏi cho vui chứ làm gì hắn tính được hắn đóng bao nhiêu thuế . Riêng cái khoản lương chục củ và tiền độ xe của hắn thì Thuế vụ chả bao giờ biết mà thu thuế. Nói về đóng thuế thì dân ta không ai thoát được thuế cả , ông sư bà sãi mua chai xì dầu cũng đóng thuế VAT, ông linh mục mua đèn nến làm thánh lễ cũng đóng VAT, con nít mua gói oishi cũng đóng thuế. Và những người online chém gió như chúng ta cũng đâu thoát được : trả tiền internet cũng dính VAT cmnr.
Trước đây tôi cũng đã viết khá nhiều về thuế của mấy "nước ngoài" như Mỹ , Đức. Đó là những nền "công nghiệp thu thuế" siêu phàm , thuế vụ nắm cái túi tiền của người dân rất rõ , mỗi năm thu nhập bao nhiêu , xài những khoản gì. Ngay cả thu nhập do làm thêm hay job thứ hai họ cũng biết tuốt và oánh thuế sát rạt.
Người Việt Nam mắc bịnh ưa so sánh và so sánh rất khập khiễng , kiểu như so cái phòng khách ( tư gia ) của ông cựu TBT Đảng CS Việt Nam với văn phòng Nhà Trắng ( công vụ ) thay vì so với nhà Obama ,nhà Geogre Bush, hay nhà ông chủ tịch đảng Dân Chủ / đảng Cộng Hòa. ( Tôi nghiệp bác Mạnh , bộ bàn ghế made in china hoa hoè hoa sói của bác giá chưa bằng con xe air Blade , Exiter , dân chạy xe máy vài mươi củ ngập phố không sao nhưng bác thì ăn búa rìu dư luận đến no ). Do Cái máu khoái so sánh khập khiễng để rút ra cái kết luận sẵn có ( do định kiến ) như vậy nên hễ tí là so Việt Nam với nước A nước X bất chấp xuất phát điểm , hoàn cảnh lịch sử đặc thù ra sao.
Dân ta thích so gì ? À , so giàu nghèo bằng GDP , so thu nhập đầu người mà chả bao giờ quan tâm GDP ấy thuộc về ai, bao nhiêu % dân số có thu nhập tiệm cận thu nhập đầu người, với thu nhập đầu người như vậy người dân mua được bao nhiêu vật chất , mua được những gói dịch vụ gì ...vvv..vvv
GDP là gì ? Là tổng cộng số của cải được làm ra trong một đất nước được quy đổi sang USD. Trong một bài so sánh Việt Nam và Thái Lan ( một nước Asian không dính đến chiến tranh và không bị ai cấm vận ) chúng ta thấy có một chi tiết khá thú vị : GDP Thái Lan gấp 3 lần Việt Nam nhưng ngân sách chính phủ Thái thu vào chỉ gấp đôi Việt Nam.
Như vậy phải chăng Việt Nam thu thuế dữ dội hơn Thái nên tỉ lệ ngân sách thu vào /GDP cao hơn Thái ?
Cá nhân tôi tin rằng các thanh niên manh động , các trẻ trâu lão thành và mấy anh "cộng Hòa Ca-li- Phọt -nia" sẽ gật đầu ngay lập tức bởi vì định kiến của họ.
Câu trả lời ( của người Thái ) là Chính phủ Việt Nam nắm giữ nhiều tập đoàn kinh tế hơn chính phủ Thái. Nguồn thu của chính phủ Thái chủ yếu là từ thuế. Người Thái ngưỡng mộ Việt Nam ở chỗ này.
Ngân sách thu vào hàng năm của Nhà nước Việt Nam trong hơn chục năm nay là trên 800 ngàn tỷ Việt Nam đồng , và mỗi năm đều tăng vượt chỉ tiêu. 11 tháng năm 2014 Nhà nước ta thu vào 815 ngàn tỷ. Xem kết toán ngân sách các năm gần đây chúng ta thấy thuế- phí thu vào tầm 40-45%. Phần lớn tiền ngân sách được thu từ dầu , than , khoáng sản và các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Chúng ta cũng không thể dám chắc hơn 40% ngân sách kia là "thuế của dân" như câu cửa miệng của nhiều người. Bởi vì chính các Doanh Nghiệp Nhà nước khi làm ăn cũng đóng thuế như Doanh nghiệp tư nhân , tiểu thương chứ có được miễn đâu. Thậm chí cơ quan nhà nước mua giấy bút văn phòng phẩm này nọ cũng đóng thuế tuốt, xe công vụ đổ xăng vẫn đóng thuế , phí ( tính trong xăng ). Cho nên , nếu xét cho ra ngô ra khoai thì 'tiền thuế của dân"( do người dân đóng ) chả nhiều nhặng gì.
Chính vì có những nguồn thu từ khối tài sản công ( DNNN, mỏ dầu ...)nên chính phủ không gia tăng áp lực thuế lên vai người dân , thuế vụ không săm soi vào thu nhập thực tế của người dân để xiết thuế.
Để hình dung sự khác biệt này chúng ta lấy ví dụ Apple và ...ông chú Viettel đi. Apple là tập đoàn lớn của Mỹ. Viettel nay thuộc top 100 tập đoàn viễn thông lớn thế giới. Lợi tức ( sau thuế ) của Apple vào túi các ông chủ. Ông chú Viettel của chúng ta sau khi đóng thuế , lời bao nhiêu thì tiền lời đấy là của công.
Đây là một khác biệt rõ ràng và ưu việt nhất của Việt Nam so với các anh rặt tư bản (Tài sản đất nước nằm trong tay tư nhân). Các thanh niên manh động , các trẻ trâu lão thành , các anh "Quốc Gia" thường chém gió rất hăng về Tư bản & XHCN mà chỉ dòm lom lom vào mỗi chuyện khác biệt độc đảng - đa đảng , chả bao giờ nhìn sâu hơn để thấy cái khác biệt ưu việt do "độc đảng". Chính vì "độc đảng" bởi một Đảng Cs quyết tâm con đường XHCN nên người Việt Nam chúng ta mới gìn giữ được những tài sản công. Nào ai biết "Đa Đảng" thì tất cả các Đảng khi cầm quyền đều gìn giữ tài sản công , thu lợi tức từ tài sản công xây dựng đất nước hay bán tống bán tháo như mấy nước Đông Âu sau 1991 ?
Ngay như nước Nga thời Boris Yelsin cũng đã bán sạch tài sản đất nước , Putin vất vả thu hồi và bị phương Tây chụp cho bao nhiêu cái mũ "độc tài" "giết chết Kinh tế thị trường" ...
Túm cái váy : ưu việt của chế độ này là khối tàn sản công, do nhân dân làm chủ , ủy quyền cho Nhà nước quản lý. Đây có thể xem là một nội dung lớn trong phạm trù "quyền con người" mà không mấy nước có được.
Như thường lệ , đọc đến đây sẽ có khối anh tổ lái sang chuyện tham nhũng thế lọ thế chai. Lợi ích từ tài sản công khi chuyển vào ngân sách sẽ rơi vãi do tham nhũng, kém minh bạch là chuyện không phải nghi ngờ. Tham nhũng cũng giống như những con chuột bòn rút thóc lúa trên đường vận chuyển từ ruộng về Nhà kho. Nhưng tham nhũng là chuyện chúng ta sẽ giải quyết được. Các bạn có dám chắc chắn một điều sau nếu Việt Nam đa đảng :
- tiền thuế thu được từ nền kinh tế tự do hoàn toàn ( tài sản đất nước được bán hết cho tư nhân) có bằng lợi tức từ khối tài sản công đem lại như hiện nay.
Nếu các bạn gật đầu thì đồng nghĩa với "chế độ đa đảng" của các bạn phải làm được cái việc nâng GDP bằng một nửa Thái Lan ngay và luôn ( so với 1/3 như bây giờ ).
Để có được một nền kinh tế như bây giờ Thái Lan đã có một giai đoạn hòa bình ổn định bảy tám chục năm và người Thái cũng rất tài giỏi , các bạn đừng có ảo tưởng "chế độ Đa Đảng " thần thánh của các bạn là cây đũa thần chỉ phất cái trong chớp mắt GDP Việt Nam đã được một nửa người ta.
Cần nhắc xí về độ "giàu" của người Thái "đa đảng"so với Việt Nam "độc đảng" từ cột mốc 1990 ( tôi lấy mốc này vì năm 1990 căn bản là Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh với Trung Quốc và chuẩn bị rút quân khỏi Campuchia ). Trong 20 năm 1990-2010 GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng từ 98 USD lên 1.224 USD . Thái Lan tăng từ 1.495 USD lên 4.613 USD. Nghĩa là trong chặng 20 năm ấy tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu Việt Nam tăng gần 12,5 lần, trong khi Thái lan là 3,1 lần. Về GDP quốc gia thì trong hơn chục năm nay Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái.
Các bạn đã thôi thần thánh chế độ đa đảng và hết dìm hàng "độc đảng " chưa ?

Hiến pháp CHXHCN Việt Nam đã quy định rằng đất đai , Tài nguyên thuộc về "nhân dân" , nhà nước thay mặt nhân dân quản lý. Hiến pháp cũng xác định luôn Kinh Tế Việt Nam là Kinh tế 5 thành phần , trong đó KT Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. "Kinh tế Nhà nước" hiện nay đã xứng đáng là "chủ đạo" hay chưa và phát huy vai trò như thế nào xin nhường chỗ cho các chuyên gia ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng bấy lâu nay Chính phủ Việt Nam chi tiêu đủ thứ từ An ninh , Quốc phòng , y Tế , giáo dục , xây dựng hạ tầng , phúc lợi Xã Hội ...chủ yếu bằng chính lợi tức từ khối Tài sản công. Trong không khí chuẩn bị cho Đại Hội Đảng sắp tới , điều tôi muốn nhắn nhủ với Đảng rằng làm gì thì làm , phải gìn giữ được khối tài sản công và khai thác nó sao cho nhiều lợi tức để có tiền xây dựng đất nước , chăm sóc đời sống nhân dân.

Nguồn Baobatdong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét