Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Đối ngoại Việt Nam 2014: Nỗ lực vượt khó, thành công ấn tượng (03/01/2015)

Năm 2014 là một năm mà quan hệ quốc tế hết sức phức tạp, ngoài dự đoán của giới chuyên gia; an ninh chính trị có nhiều bất ổn. Thậm chí, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã phải thốt lên: "Bức tranh thế giới năm 2014 có màu sắc ảm đạm”. Trong cái xu thế khó lường ấy, đối ngoại Việt Nam 2014 lại là một bức tranh đậm sắc màu và rõ ràng, bằng những nỗ lực nội tại chúng ta đã ngày càng định hình vị trí, vai trò của mình trên trường quốc tế. Bước sang năm 2015, Đại Đoàn Kết điểm lại những thành tựu nổi bật nhất của đối ngoại Việt Nam 2014.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cái bắt tay nồng ấm với 
Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm LB Nga tháng 11-2014

Từ "tham gia tích cực” đến xây dựng "định hình luật chơi chung”

Trên thực tế, năm 2014 có thể được xem là năm thành công của ngoại giao đa phương khi chúng ta tiếp tục phát huy được vai trò chủ động, tích cực, có trách nhiệm trên các diễn đàn đa phương. 
Năm 2014, ngành ngoại giao lấy chủ đề "Hội nhập quốc tế” làm chủ đề chính cho chương trình hành động của mình. Chủ đề này cũng phù hợp với quá trình triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW khoá XI về cùng chủ đề. Trên thực tế, 2014 có thể được xem là năm thành công của ngoại giao đa phương khi chúng ta tiếp tục phát huy được vai trò chủ động, tích cực, có trách nhiệm trên các diễn đàn đa phương. 

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn lớn, nói lên quan điểm của Việt Nam đối với hoà bình, ổn định và phát triển trên thế giới và trong khu vực. Năm 2014, cũng là năm đánh dấu sự tham gia của Việt Nam vào lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ- một động thái được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Còn nhớ, giữa tháng 8 phát biểu tại hội nghị "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu quan điểm của Việt Nam trong chính sách đối ngoại đa phương. Thủ tướng nói: "Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy "tham gia tích cực” sang "chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”.

Quan hệ song phương: Phát triển cả bề rộng và chiều sâu

Năm 2014, chúng ta đã nâng tổng số quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam lên 185 nước. Đây là một con số ấn tượng về bề rộng của quan hệ ngoại giao song phương. Còn về bề sâu, trong năm 2014 chúng ta tiếp tục củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược sâu rộng, đối tác toàn diện…  Bạn bè đánh giá cao sự thuỷ chung, son sắt của Việt Nam trong quan hệ song phương. 

Có thể kể ra đây sự phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Philippnes. Và việc chúng ta vẫn duy trì tốt quan hệ với nước bạn Trung Quốc sau những sóng gió là một điểm sáng nổi bật. Ngay sau sự kiện "giàn khoan Hải Dương 981” đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng ta, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã có chuyến thăm Trung Quốc. Sau đó, những cuộc tiếp xúc song phương không chính thức giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 22 và cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (tháng 10-2014).

Ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2014, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh đã có chuyến thăm Việt Nam và hội đàm với Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân. Tại hội đàm, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, sớm triển khai các dự án, các cơ chế hợp tác đã thỏa thuận; tăng cường giao lưu, hợp tác kênh Đảng, giữa các bộ, ngành và các địa phương hai nước, hợp tác giữa MTTQ Việt Nam với Chính hiệp Trung Quốc, tăng cường giao lưu nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước; tích cực đàm phán, giữ ổn định, an toàn trên biển theo tinh thần thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Chỉ tính riêng đoàn ra, trong năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chuyến đi quan trọng tới Liên bang Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ; còn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm Campuchia; thăm Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao APEC 22; thăm Nhật Bản- hai nước đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sâu rộng sau chuyến đi này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ, Hàn Quốc, thăm một loạt nước châu Âu  và Toà thánh Vatican, thăm Uỷ ban Châu Âu, dự Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Thuỵ Sỹ và Italia, dự Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 130…

Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 3, phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: "Dẫu không cận kề về địa lý, nhưng sự tương đồng về văn hóa và những liên hệ lịch sử là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc, là nền tảng vững bền cho sự phát triển của quan hệ giữa hai nước chúng ta”. Điều này đúng với những gì Thủ tướng Shinzo Abe đã từng nhận xét trong chuyến thăm Việt Nam cách đây một năm của ông. Ông nói: "Có thể nói, Nhật Bản và Việt Nam bắt đầu gắn bó với nhau từ thế kỷ 16, 17. Hơn nữa, người Nhật Bản và người Việt Nam còn có nhiều điều tương đồng như văn hóa dùng đũa, gạo là lương thực chính và cùng theo đạo Phật. Sự hấp dẫn của Việt Nam đã làm mê hoặc rất nhiều du khách Nhật Bản”. 



Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và 
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh, tháng 12-2014
Ảnh: Hoàng Long

Bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ

Năm 2014, chúng ta đã nâng tổng số quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam lên 185 nước. Đây là một con số ấn tượng về bề rộng của quan hệ ngoại giao song phương. Còn về bề sâu, trong năm 2014 chúng ta tiếp tục củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác chiến lược sâu rộng, đối tác toàn diện.
Nói đến đối ngoại Việt Nam năm 2014, không thể không kể đến sự kiện "giàn khoan Hải Dương 981”- một sự kiện "Lửa thử vàng, gian nan thử sức” đối với đất nước, với dân tộc và với cả ngành ngoại giao Việt Nam.

Vào thời điểm diễn ra sự kiện này, bằng biện pháp đấu tranh chính trị-ngoại giao khôn khéo, các hoạt động đối ngoại trên cả 2 mặt trận song phương và đa phương đã được tiến hành đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, hỗ trợ tốt cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, duy trì môi trường hoà bình, ổn định phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Điểm đặc biệt, vào thời điểm trong và sau sự kiện "giàn khoan Hải Dương 981”, các nước ASEAN, lãnh đạo nhóm các nước G-7, Tổng thư ký NATO, Tổng thư ký LHQ, lãnh đạo và nhân dân nhiều nước đã bày tỏ lập trường rõ ràng phản đối các hành động gây căng thẳng, đe dọa nền hoà bình trong khu vực; ủng hộ lập trường của Việt Nam giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế, yêu cầu sự tôn trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Đây chính là một động viên lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam; có được nguồn động viên này chính là nhờ công đầu của ngành ngoại giao đã tìm cách nói để bạn bè hiểu và chia sẻ.

Trong năm, nhờ sự nỗ lực của các cơ quan đại diện ngoại giao, các nước liên quan và các tổ chức quốc tế, chúng ta đã "mở chiến dịch” và sơ tán thành công 1762 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya về nước sau những biến động chính trị tại đây. Ngoại giao kinh tế, chỉ tính riêng 2014, chúng ta đã vận động được 12 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nâng tổng số nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam lên 56 quốc gia. Về ngoại giao văn hoá, trong năm chúng ta đã bảo vệ thành công và được UNESCO công nhận là  "Di sản tư liệu "Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á-Thái Bình Dương” với Châu bản Triều Nguyễn; "Di sản văn hoá đại diện của nhân loại” với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và xếp quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục "Di sản thế giới”.

Đại Đoàn Kết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét