Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

114 và 330 , sự thật và những con số!



                   

Mấy ngày nay dân tình cả nước đang rất quan tâm đến con số 114 và 330. Trên khắp các trang báo, mạng xã hội đâu đâu cũng nói đến. Thậm chí nó còn “hót” hơn cả những vụ lùm xùm đánh ghen hay những chuyện shoping, làm đẹp của các chị em! Con số lên tới 114 và 330, đâu phải chỉ một vài, thế nên rõ ràng đây là chuyện bất bình thường chứ chẳng phải chuyện chơi. Không nói thì chắc các ông, bà, cô, dì, chú, bác, các anh chị, em cũng đều biết con số đó là gì. Thế nhưng cứ nhắc lại cho chắc ăn, đỡ mất công bà con suy luận, bởi thực tế cũng có nhiều kẻ lợi dụng một vài chuyện nhỏ, một vài sự việc đơn lẻ để lập lờ rồi đánh lận con đen, quy kết lung tung. Cho nên tôi cứ nói rõ ra cho chắc. Chả là thế này: Ngày 11/7, Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2018 của 63 tỉnh, thành. Ngay sau khi công bố kết quả, có một số thông tin về điểm số của thí sinh tại hội đồng thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Giang. Nhận được thông tin và qua tổng hợp sơ bộ, thấy có sự bất thường về kết quả thi tại hội đồng này (tỉ lệ thí sinh điểm cao khối A1 của Hà Giang chiếm gần 50% so với cả nước: cụ thể, cả nước chỉ có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 đạt từ 27 điểm trở lên thì Hà Giang có đến 36 thí sinh đạt mức điểm này, chiếm 47,37% cả nước; trong khi số thí sinh cả nước gấp 170 lần của tỉnh Hà Giang, với 925.000 thí sinh, Hà Giang chỉ có 5.500 thí sinh. Đáng nói hơn là tỉnh này có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất cả nước 89,35%),  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an và Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đề nghị phối hợp chỉ đạo điều tra, làm rõ sự việc để xử lý nghiêm các sai phạm. Ngày 12/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản yêu cầu Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các khâu và báo cáo về Bộ. Ngày 13/7, tỉnh Hà Giang đã thực hiện việc rà soát và nhận thấy có dấu hiệu bất thường về kết quả thi, đồng thời báo cáo sơ bộ về Bộ GD&ĐT. Ngay sau đó, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Công an và các ngành chức năng thành lập đoàn công tác lên Hà Giang, cùng Ban chỉ đạo thi của tỉnh này tiến hành kiểm tra, chấm thẩm định, làm rõ các sai phạm.

Trong hơn 2 ngày, Đoàn công tác đã làm việc hết hết công suất; chiều ngày 17/7 Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Giang đã họp báo thông tin về vụ việc điểm thi bất thường tại tỉnh này. Kết quả chấm thẩm định cho thấy: tổng số có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định; nhiều thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Một số bài thi có điểm tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1,0 điểm; có 3 bài thi môn GDCD có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố (cụ thể chênh lệch ở các mon thì các bác đã rõ, xin không nêu lại). Những con số trên cho thấy sai phạm ở đây là rất nghiêm trọng. Bằng nghiệp vụ, đoàn công tác bước đầu xác định, ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Giang là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý các cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Qua sự việc này, chúng ta thấy thật đáng buồn, những người gây ra sai phạm đáng bị lên án và xử lý nghiêm minh; cha mẹ các thí sinh là người đáng trách, còn các em học sinh là những người đáng thương và tội nghiệp!

Rõ ràng, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc làm này của cá nhân ông Lương (và những người liên quan). Điều mà dư luận và các bậc phụ huynh cũng như học sinh bức xúc cũng là lẽ đương nhiên. Sự lo ngại về kết quả thực chất và đặt ra vấn đề liệu có còn sai phạm ở đâu nữa hay không cũng là điều dễ hiểu. Trong thực tế khi thực thi nhiệm vụ, có thể xảy ra những sai sót, nhưng chúng ta chỉ có thể chấp nhận sai sót ở mức độ rất nhỏ, hoặc là do những rủi ro, tai nạn nghề nghiệp. Còn ở đây, với con số 114 thí sinh và 330 bài được nâng điểm thì rõ ràng không thể là do sơ suất hay tai nạn nghề nghiệp được.

Việc Bộ Giáo dục & Đào tạo cùng các ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, thẩm định, làm rõ và sự chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật của Thủ tướng Chính phủ nhận được sự hoan nghênh đồng tình của nhân dân và dư luận. Ngay sau đó, Bộ Công an đã hướng dẫn, chỉ đạo Công an Hà Giang xử lý vụ việc và ngày 19-7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật; bắt tạm giam 3 tháng đối với Vũ Trọng Lương để phục vụ công tác điều tra. Đây là việc làm kịp thời và hết sức cần thiết để trả lại sự công bằng cho các thí sinh, cũng như sự thực chất của kỳ thi và sự nghiêm minh đối với những người sai phạm. Trong quá trình điều tra, tiếp tục xác minh làm rõ những cá nhân, tập thể liên quan và căn cứ mức độ vi phạm sẽ có hình thức xử lý. Vậy nên không thể nói một cách vô lý như tay Tư Nghèo trong bài “114 học sinh Hà Giang được nâng điểm là con cái nhà ai?” có đoạn viết “Có sẵn danh sách 114 đứa học sinh được nâng điểm sao không điều tra và truy tố luôn những đồng chí cha mẹ đồng phạm chớ!”  “Không có lửa sao có khói? Không có tiền thì sao có... sửa?  thiệt ra mấy cha đang giải quyết chuyện gian lận theo đúng quy trình gian manh của đẻng: chỉ một mình thèng phó phòng lãnh đạn, con cái ta tiếp tục không học nhưng vẫn lãnh bằng như cha như mẹ của chúng; và lãnh đạo ta thì tiếp tục lãnh... đạo để khỏi phụ lòng điều bốn hiếp pháp.”

Khi nhìn nhận, đánh giá bất cứ điều gì, chúng ta cũng cần phải công tâm, khách quan, nhìn một cách toàn diện, không thể từ một sự việc của Hà Giang (kể cả là những nghi vấn ở Lạng Sơn hay Sơn La hoặc là ở đâu đó) thì cũng không thể quy kết bản chất cho cả ngành giáo dục, càng không thể quy kết cho cả chế độ của chúng ta. Có một số kẻ lợi dụng sự việc này để viết bài, coment nói xấu chế độ, nói xấu lãnh tụ, bà con ta nên cảnh giác, chẳng hạn như Vũ Đông Hà đăng bài “Bộ mặt và bản chất gian lừa của chế độ” trên Danlambao: "Vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp PTTHQG ở Hà Giang phơi bày toàn diện và thật nhất bộ mặt, bản chất, bộ máy, con người, xuất phát điểm, tiến trình phát triển, tương lai và hậu quả của chế độ cộng sản ở Việt Nam, hơn bất kỳ vụ nào từ trước đến nay." Bản chất gian lừa của loài sản không phải chỉ mới có đây. Đúng như tên gọi "bản chất", nó đã "có sẵn" từ khi đảng cộng sản ra đời. Kẻ khai sinh, đứng đầu, đại diện tối cao cho bản chất gian lừa không ai khác hơn là Trần Dân Tiên. Muốn biết tên này là ai, lừa đảo ra sao hãy đọc Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Biết rõ để hiểu tại sao những tên lừa đảo, vô giáo dục cộng sản vẫn ngày đêm tụng bài sống, chiến đấu, học tập, theo gương tên cáo hồ này”  hoàn toàn vô lý.  

Hoàng Hoài

1 nhận xét:

  1. Qua sự việc này, chúng ta thấy thật đáng buồn, những người gây ra sai phạm đáng bị lên án và xử lý nghiêm minh; cha mẹ các thí sinh là người đáng trách, còn các em học sinh là những người đáng thương và tội nghiệp. Nhưng khi nhìn nhận, đánh giá bất cứ điều gì, chúng ta cũng cần phải công tâm, khách quan, nhìn một cách toàn diện, không thể từ một sự việc của Hà Giang (kể cả là những nghi vấn ở Lạng Sơn hay Sơn La hoặc là ở đâu đó) thì cũng không thể quy kết bản chất cho cả ngành giáo dục, càng không thể quy kết cho cả chế độ của chúng ta. Qua đó thì tôi cũng mong các nhà chức trách vào cuộc kiểm tra, thẩm định, làm rõ để trả lại sự công bằng cho các thí sinh, cũng như sự thực chất của kỳ thi và sự nghiêm minh đối với những người sai phạm.

    Trả lờiXóa