Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Tại sao có thể viết “Sự cuồng nhiệt của đàn cừu” ?



Nhiều người có tâm trạng phẫn nộ giống tôi khi đọc bài “Sự cuồng nhiệt của đàn cừu” vì đều có suy nghĩ tác giả viết bài này đã phỉ báng dân tộc mình khi viết: “Những ngày qua, cả đất nước Việt Nam lên đồng vì một quả bóng tại ASIAD khi Việt Nam chật vật thắng Syria để vào bán kết. Những trận đi bão của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên khắp nơi với đủ mọi trò ầm ĩ, cuồng nộ và nhiều khi… ngu dại”. Rồi tiếp đó tác giả đưa ra những lời bình phê phán về các tầng lớp thanh niên, phụ nữ và nhân dân nói chung với các hành vi tiêu cực khi thể hiện tình cảm với đội tuyển bóng đá Việt Nam tại ASIAD. Tôi thấy cách viết như vậy không khách quan và miệt thị dân tộc mình, đất nước mình vì: Thứ nhất, bản thân môn thể thao bóng đá đã được cả thế giới tôn là môn thể thao “Vua” vì sức hấp dẫn và mê hoặc của nó. Chả thế mà khi tổ chức các giải bóng đá thế giới, châu Âu, châu Mỹ, có những trận đấu kinh điển như Barcelona gặp Real Madrid … thì có hàng tỷ người trên thế giới xem. Thứ hai, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển thì sự hấp dẫn của bóng đá cũng là điều tất yếu, nó phản ánh niềm đam mê và khát vọng của một dân tộc có truyền thống “thượng võ”. Môn bóng đá cũng như các môn khác ở Việt Nam đang trên đà phát triển. Khi đội U23 Việt Nam giành cúp bạc hồi đầu năm 2018 ở Thường Châu, Trung Quốc thì niềm vui của người dân cũng là lẽ tất nhiên vì sự khích lệ tinh thần, hào khí của dân tộc. Lần này cũng vậy, ông huấn luyện viên cũng đặt ra mục tiêu là đội tuyển Olympic Việt Nam vào tứ kết (vì đội Việt Nam các lần trước chưa từng vào tứ kết ở ASIAD) nhưng thực tế đã vào đến bán kết. Tất nhiên chúng ta không thể không tiếc nuối khi đội Việt Nam không thể vượt qua bán kết để vào chung kết, trong đó cũng có yếu tố không may mắn và cả yếu tố trọng tài. Ở Hàn Quốc đã có hơn hai vạn người ký văn bản kiến nghị đề nghị trọng tài người Hàn Quốc bắt chính trận đấu đó phải treo còi khi thiên vị “đối thủ” của Việt Nam ở trận đấu này. Tôi nghĩ hơn 2 vạn người Hàn Quốc đó không thiên vị Việt Nam mà họ vì lẽ phải công bằng. Tất nhiên trong cuộc sống, thất bại dù vì lý do nào đó thì cũng không thể nói khác. Nhưng cá nhân tôi tin tưởng đội Việt Nam từ thất bại sẽ nuôi quyết tâm, ý chí để giành thắng lợi trong tương lai. Ba là, tôi thấy tác giả bài viết trên quá khắt khe với với những người ăn mừng chiến thắng khi mô tả những người dân, nhất là thanh niên nam, nữ có hành động quá khích khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thậm chí có cô gái vì phấn khích “cởi nội y”, “lên đồng” nhộn nhịp nơi công cộng. Đứng về chấp hành luật lệ giao thông thì họ sai, đứng về góc độ văn hóa thì hành động của một vài cô gái đó là “phản văn hóa”. Điều đó chúng ta phải phê phán. Nhưng nếu từ đó mà xuyên tạc cho rằng đây là cơ hội cho “những cô cave khoe hàng, chào hàng” thì giọng điệu đó quả là ác độc, nghiệt ngã, phản lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Chúng ta phải thấy rằng vì chào đón các cầu thủ trở về thì việc làm của một vài người “quá đáng” có thể cũng tha thứ, bỏ qua được chứ không nên xuyên tạc, suy diễn như tác giả bài viết.
Đoạn cuối của bài viết tác giả còn xuyên tạc cả hệ thống chính trị khi cho rằng những việc làm trên không hề bị Nhà nước coi là “tụ tập trái phép đông người nơi công cộng” để nhắc tới sự kiện xảy ra ở một số tỉnh, thành ngày 9 và 10 tháng 7 vừa qua. Điều đó cũng dễ hiểu vì một việc do “tự hào Việt Nam” mà có đông người, còn một việc dưới sự kích động của các thế lực xấu mà tụ tập đốt phá nơi công cộng, chống người thi hành công vụ… thì làm sao có thể xếp chung được? Mong tác giả bài viết hãy hiểu rõ để phân biệt giữa thiện và ác, giữa trần gian và địa ngục, giữa ánh sáng và bóng tối… và điều quan trọng nhất là không nên phỉ báng mảnh đất, dân tộc đã sinh ra mình.

Huy Anh

1 nhận xét:

  1. Thật không thể chấp nhận được khi đọc bài “Sự cuồng nhiệt của đàn cừu”. Không biết là tác giả viết bài này có suy nghĩ như thế nào mà là lại viết nên bài như vậy. tác giả viết bài này đã phỉ báng dân tộc mình khi viết: “Những ngày qua, cả đất nước Việt Nam lên đồng vì một quả bóng tại ASIAD khi Việt Nam chật vật thắng Syria để vào bán kết. Những trận đi bão của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên khắp nơi với đủ mọi trò ầm ĩ, cuồng nộ và nhiều khi… ngu dại”. Theo tôi thấy tác giả đã không có niềm tự hào dân tộc thì mới viết nên những lời lẽ như vậy. Thật là đáng xấu hổ.

    Trả lờiXóa