Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Ước mơ không giống ai?


                                                        
Trong cuộc sống mọi người đều có ước mơ, không ai giống ai. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực. Đừng ngồi đó mà khoanh tay nhìn ngó, hãy hành động và sống một cuộc sống đàng hoàng và trọn vẹn. Vượt lên phía trước là một công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người với tài năng tầm thường nhưng có ước mơ lớn lao, có chí tiến thủ lại đi xa hơn và thành công hơn những người với tài năng vượt trội hơn hẳn nhưng luôn tự cao, tự đắc với cái vốn có, có khi lại cho mình hơn tất thảy còn miệt thị người khác không tiếc lời, trong khi bản thân mình chẳng ra gì.
tôi có sở thích riêng, đam mê thú vui lướt mạng đọc tin tức để tìm hiểu thêm tình hình thế sự, xã hội của đất nước, cũng như khu vực và thế giới. Phải nói vô vàn thông tin trên google, cứ vào đó gần như đáp ứng được mọi điều mà mình mong muốn. Nhưng cũng thật tình cờ các bạn, trong lúc đang lang thang, tôi đọc bài viết của tác giả Vũ Đông Hà  Ai dựng nên nhà tù này!?
Trong cuộc sống nhiều thứ phải đối mặt, phải lo toan, nhưng cái đáng lo hơn cả chính là lòng tin bị phá vỡ giữa con người với con người trong một thực thể xã hôi, nhất là giữa người dân với chính quyền và chính thể chính trị của một quốc gia, dân tộc. Cái lòng tin ấy phải luôn được củng cố, xây dựng bằng những hành động, việc làm cụ thể trong thực tiễn của mỗi người và thực thể tổ chức. Đâu phải như Vũ Đông Hà nghĩ Việt Nam là một nhà tù cộng sản. Như những con chim quen sống trong lồng từ thuở mới lọt lòng, nghĩ đến chuyện bay ra khỏi lồng và tự do trên bầu trời bao la là lo sợ sẽ chết ngay lập tức; phải chăng không gian tù ngục và một vài hạt thóc được ban phát mỗi ngày đã làm chúng quen và không thể sống khác? Nếu vậy, có đúng không, theo thời gian chúng đã thuần với cuộc sống nô lệ để rồi mặc dù biết rằng đôi cánh này đang dư thừa, bản chất ngày càng biến dạng, nhưng vẫn sợ hãi để rồi tiếp tục nô lệ với những biện minh: chúng tôi đang ở trong lồng, chúng tôi có những khó khăn của chúng tôi...”. Đọc nội dụng ấy gây cho tôi nhiều “cảm xúc” về những lời lẽ mà tác giả lý giải và lập luận. Phải chăng tác giả đang hàm hồ đánh giá thấp những con người trong cộng đồng hiện nay, chúng tôi không phải học cao, hiểu rộng, nhưng cái quan trọng là phân biệt được đúng - sai, phải - trái nên hay không nên làm, khác với tác giả là ở chỗ đó, chỉ nghĩ cho chính mình, hô hào tập hợp lực lượng để đấu tranh “phục vụ lợi ích” của dân tộc hay chỉ mang lại lợi ích của một nhóm người, hòng phá vỡ sự bình yên của đất nước. Cái thứ lòng tin mà tác giả đang xây dựng là thứ lòng tin mơ hồ, thiếu căn cứ, cực đoan để cho rằng Họ ngồi yên trên chiếu bình an, ấm áp trong cái chăn trí ngủ, biến nó thành nhà tù an toàn và tự giam mình vào trong đó, ngồi thức cùng nắm nhang trí tuệ bốc khói và bí số tù nhân mang tên "trí thức"Đúng vậy đó, tại sao lại không bình an chứ, vì chính Đảng đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh dành độc lập dân tộc, thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của thực dân đế, quốc, người dân trở thành chủ nhân của đất nước, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng và bảo vệ đất nước như hôm nay. Và Đảng cũng không bao biện, không che dấu những sai lầm, khuyết điểm mà thẳng thắn chỉ ra và đang quyết tâm sửa chữa bằng những việc làm cụ thể trong thời gian qua, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc làm đó của Đảng cũng chính là vì dân tộc, bở sự tồn vong của Đảng chính là sự tồn vong của dân tộc, vì “Đảng trong dân và dân có Đảng”, sự thể hiện hai trong một ấy đang tạo thành một thực thể vững chắc khó hòng lay chuyển. Đảng luôn hiểu rằng, Đảng không vì dân chắc chắn Đảng sẽ bị diệt vong. Thật là cảm động và từ hào lắm chứ, truyền thống đó luôn được phát huy trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Hôm nay đất nước  ta, dân tộc ta đang sống trong hòa bình, xây dưng, phát triển, người dân như chúng tôi luôn trân trọng những gì mà các thế hệ đi trước đã dày công tạo dựng, có cả những mất mát đau thương. Đạo lý ấy chỉ có những con người biết đồng cam cộng khổ cùng với dân tộc thì mới hiểu được hết giá trị chân lý đích thực của nó.
Vậy mà tác giả đã sử dụng vốn có trong “tinh tế” ngụy tạo để dẫn dắt lòng người đến độ cảm giác như có lý rằng Và cứ thế dối trá thông đồng nhau tiếp diễn để những kẻ thủ ác hôm nay, ngày sau vẫn sẽ được hân hoan đón nhận là những người dám lên tiếng, dù rằng chỉ với những phản biện trong sự trung thành. Cứ thế sự thật và dối trá quấn quít nhau... Và chúng ta ngồi khoanh tay đợi, kỳ vọng ở mọi người - trừ mình - ra tay phá ngục”. Càng đọc càng thấy sự “phấn khích” đến tột cùng của một con người sự tráo trở mang danh người Việt, tác giả chú tâm với dụng ý kêu gọi mọi người hãy đứng dậy làm cuộc chứng biến, nhưng với giọng điệu của một kẻ cả, tự cao, tự đại, cho mình hiểu cao, biết rộng để châm chọc, kích động lòng người.
Ai nghe cơ chứ, như chúng tôi là những người dân bình thường thì cảm nhận thấy từ thực tế cuộc sống thường ngày. Thời trước đây ông bà, bố mẹ chúng tôi đều vất vả, lam lũ, phải huy sinh cả tính mạng cùng dân tộc đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai để bảo vệ giang sơn, xã tắc... Kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất, sau bằng từng ấy năm quê hương, đất nước đổi thay từng ngày, đời sống của người dân như chúng tôi bội phần thay đổi, no đủ. Vậy nên việc gì phải làm theo những biện hộ như lời tác giả nói “Đích đến của hành trình tự do là Dân chủ, nhưng bước khởi đầu cho chuyến đi lại là một cuộc đấu tranh dân sinh, sĩ diện và công lý. Có chăng chỉ là những lời biện hộ của chính tác giả mà thôi. Thưa Vũ Đông Hà “đáng kính” Dân theo, dân tin phải bằng thực tế, còn sự hô hào để được ủng hộ hay không phải xem xét xem sự hô hào ấy mang lại những gì cho họ. Với việc hô hào của tác giả chỉ làm rối thêm tình hình, phá vỡ sự bình yên của làng quê, đất nước. Làm sao tác giả hiểu hết được ý nghĩa to lớn ấy bởi tác giả đâu đồng hành cùng dân tộc, bởi tác giả chỉ ngồi “rình rập” chờ thời, xúi bẩy người khác làm những việc không tưởng. Đúng là bậy bạ hết chỗ nói, đã là “con đĩ nhưng lại già mồm”, xin đừng mơ tưởng những điều không tưởng ấy nữa. 



1 nhận xét:

  1. Đọc xong bài này tôi nhận thấy rằng đúng là ước mơ không giống ai của tác giả Vũ Đông Hà. Với việc hô hào của tác giả chỉ làm rối thêm tình hình, phá vỡ sự bình yên của làng quê, đất nước. Làm sao tác giả hiểu hết được ý nghĩa to lớn ấy bởi tác giả đâu đồng hành cùng dân tộc, bởi tác giả chỉ ngồi “rình rập” chờ thời, xúi bẩy người khác làm những việc không tưởng. Đúng là bậy bạ hết chỗ nói.

    Trả lờiXóa