Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

“Nỗi buồn tháng 8” hay là “Niềm vui tháng Tám” ?





Đọc bài “Nỗi buồn tháng 8” tôi thực sự bàng hoàng khi thấy những dòng chữ: “Có thể nói trong lịch sử Việt Nam cận đại, năm 1945 là năm hội tụ những bước ngoặt, những biến cố trọng đại nhất liên quan đến số phận của cả dân tộc. Từ thời điểm đó… đất nước đi vào chính đạo văn minh hay là tự lạc vào nô lệ của thư chính trị chỉ đem đến những đọa đày xa lạ với phẩm chất và truyền thống giống nòi? Câu hỏi đó đến nay đã quá đủ dữ liệu để trả lời”.
Thật nực cười nếu là một người Việt Nam cũng không thể có suy nghĩ như thế! Ai cũng nhớ lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc cai trị nhưng ông cha ta đã đánh bại tất cả các đạo quân xâm lược. Lịch sử cũng đã minh chứng nước ta bị thực dân đế quốc thống trị hàng trăm năm và nạn đói năm 1945 đã làm chết khoảng 2 triệu người. Chính do Đảng ta, đứng đầu là Bác Hồ lãnh đạo, khi ấy mới thành lập được 15 năm và có chưa đến 5000 đảng viên đã làm cuộc cách mạng “long trời lở đất” lật đổ ách thống trị hàng trăm năm của thực dân đế quốc để lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á và lần đầu tiên nước ta có tên trên bản đồ thế giới. Sự kiện ngày 19-8 – ngày Kháng chiến toàn quốc bùng nổ và ngày 2-9-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố dõng dạc với thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời.
Rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp “Ba ngàn ngày không nghỉ” để kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “Chấn động địa cầu” và đưa miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội và làm hậu phương lớn cho miền Nam kháng chiến trường kỳ chống Mỹ.
Trải qua 21 năm trường kỳ gian khổ, đất nước ta lại phải chiến đấu để chống lại đế quốc Mỹ giàu có nhất của thế kỷ 20. Nhưng bằng sức mạnh của cả dân tộc, chúng ta đã thực hiện trọn ven lời dạy của Bác “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Ngày 30-4-1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Từ 1975 đến 1985 là thời gian chúng ta khôi phục xây dựng đát nước từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh. Từ 1986 đến nay là 32 năm đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Chúng ta đã đi từ thời kỳ “làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất không đủ nhập” đến thời kỳ đất nước đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới. Từ thu nhập trung bình của người dân 200 USD/đầu người năm 1990 đến nay đã đạt 2500 USD/đầu người. Có thể nói từ thành phố đến nông thôn, bộ mặt của đất nước đã thay đổi. Có nhà báo phương Tây qua 10 năm mới trở lại Hà Nội đã nói rằng không nhận ra Hà Nội nữa, cứ như là trong mơ…
Cho nên tôi thấy ý kiến trong bài “Nỗi buồn tháng 8” là không đúng sự thật. Từ một người dân mất nước, làm nô lệ, vươn lên làm chủ cuộc đời mình; từ chỗ không có trên bản đồ thế giới đến nay vị thế của nước ta đã nâng cao trên vũ đài thế giới. Người dân được sống trong hòa bình, dân chủ ngày càng mở rộng và được phát huy. Thành công của APEC 2017 đã minh chứng cho Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Chỉ mấy ngày nữa chúng ta lại đăng cai tổ chức Diễn đàn ASEAN với cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện uy tín của Việt Nam từng bước được nâng cao và hòa nhập vào thế giới văn minh của nhân loại. Tất nhiên, chúng ta phải thấy còn nhiều việc phải làm, còn nhiều hạn chế, khuyết điểm có tính tất yếu lịch sử mà nhà nước đang tiến hành khắc phục. Song, chúng ta tin tưởng với sự khởi đầu của “Mùa thu tháng Tám” lịch sử thì đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

                                                                                      - Thanh Hương -    


   

1 nhận xét:

  1. Theo tôi thấy rằng ý kiến trong bài “Nỗi buồn tháng 8” là không đúng sự thật. Từ một người dân mất nước, làm nô lệ, vươn lên làm chủ cuộc đời mình; từ chỗ không có trên bản đồ thế giới đến nay vị thế của nước ta đã nâng cao trên vũ đài thế giới. Người dân được sống trong hòa bình, dân chủ ngày càng mở rộng và được phát huy. Thành công của APEC 2017 đã minh chứng cho Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới. Chỉ mấy ngày nữa chúng ta lại đăng cai tổ chức Diễn đàn ASEAN với cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện uy tín của Việt Nam từng bước được nâng cao và hòa nhập vào thế giới văn minh của nhân loại. Tất nhiên, chúng ta phải thấy còn nhiều việc phải làm, còn nhiều hạn chế, khuyết điểm có tính tất yếu lịch sử mà nhà nước đang tiến hành khắc phục. Song, chúng ta tin tưởng với sự khởi đầu của “Mùa thu tháng Tám” lịch sử thì đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.

    Trả lờiXóa