Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

VÀI ĐIỀU VỀ BẢN PHÚC TRÌNH VỀ TỰ DO TÔN GIÁO


Ngày 15/8/2017 vừa qua, tại Washington DC, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã thay mặt cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố Bản Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới 2016. Bản Phúc trình này cũng như mọi năm, đó là những cáo buộc một cách thiếu căn cứ của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo của các nước trên thế giới. Đương nhiên, Bản phúc trình này có một phần nói đến tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Tuy nhiên, với kịch bản cũ, Bản Phúc trình này nhằm mục đích vu cáo chính quyền Việt Nam trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Từ quy định của pháp luật, nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nhằm ràng buộc, thặt chặt quyền tự do tôn giáo, đặt các tôn giáo dưới sự quản lý của Nhà nước. Tiếp đến là việc chính quyền có những biện pháp để ngăn chặn việc truyền đạo ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, không thể thiếu là những ví dụ điển hình cho việc vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo đó là việc chính quyền xử lý những đối tượng núp danh trong các tôn giáo hoạt động phạm tội như Nguyễn Công Chính – Đạo Tin Lành.
Qua Bản phúc trình này, có thể thấy một vài vấn đề cần nhìn nhận:
Trước hết, đây là một mặt hoạt động “thường niên” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Có nghĩa là năm nào cũng có, mô típ thì không có gì mới lạ, vẫn chỉ là những kịch bản cũ mèm. Đặc biệt, những luận điểm trong Bản Phúc trình không đảm bảo tính khách quan, thể hiện cái nhìn phiến diện, một chiều. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rất yếu kém. Một đội ngũ ăn lương, chiếm một lượng lớn ngân sách đất nước mà chỉ có một vài thông tin lẻ tẻ, không đúng sự thật sẽ làm cho uy tín của Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ giảm sút trong con mắt của cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy những nhận định trong bản phúc trình sai lệch một cách cơ bản. Bất kể tôn giáo của quốc gia nào đều phải phù hợp với truyền thống dân tộc, quốc gia đó và phải chịu sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật quốc gia. Vì vậy, pháp luật Việt Nam xây dựng Luật tín ngưỡng tôn giáo để đảm bảo quyền lợi của các tôn giáo hoạt động theo pháp luật, bảo đảm loại bỏ những trường hợp lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của chính tôn giáo đó. Các hoạt động lợi dụng tôn giáo như truyền đạo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Hoạt động truyền đạo không tuân theo quy định của pháp luật thì đương nhiên pháp luật ngăn cấm là điều phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của chính tôn giáo đó. Những hành vi lợi dụng tôn giáo, núp danh tôn giáo để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật thì bị xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật như trường hợp của Nguyễn Công Chính thì oan uổng nỗi gì mà lại bảo là đàn áp tôn giáo.
Một điểm cần lưu ý. Hoa Kỳ lấy tư cách gì mà đi phán xét các nước khác trong vấn đề tự do tôn giáo. Trong quan hệ ngoại giao thì nguyên tắc của công pháp quốc tế là không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hẳn là Hoa Kỳ hiểu rõ về nguyên tắc này. Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố Bản Phúc trình này thì Trung Quốc đã lên tiếng phản đối vỗ mặt đối với Hoa Kỳ, trong đó có đoạn: “Cái gọi là báo cáo của phía Mỹ thực chất là sự phớt lờ thực tế, thật giả lẫn lộn và tạo ra những chỉ trích ghê tởm về thực trạng tự do tôn giáo tại Trung Quốc. Bắc Kinh cực lực phản đối chuyện này và đã gởi công hàm phản đối cho phía Mỹ” (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói thẳng)
(http://tuoitre.vn/…/trung-quoc-dap-tra-ve-tu-d…/1370089.html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét